Cà Phê Buôn Ma Thuột Cà Phê Buôn Ma Thuột

Cà phê Moka – Hoàng hậu trong vương quốc cà phê

Moka là loại café quý hiếm thuộc nhóm cafe chất lượng cao nhất hiện nay. Theo một vài lời chia sẻ thì hạt café Moka lớn và đẹp hơn so với nhiều giống café khác, hương thơm của nó rất đặc biệt, vị hơi chua thanh thoát hậu vị ngây ngất. Ngoài cái tên Moka, loại café này còn biết đến với nhiều tên gọi khác như Mocca, Mokha, hay Mocha.

Café Moka là gì?

Moka là một loại café thuộc chi Arabica, được người Pháp đưa về Việt Nam. Hiện nay cây café này được trồng nhiều ở khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng và tại địa danh mà người ta ví như thiên đường của Café: Cầu Đất.

Cafe- moka- Đa- Lat -noi -tieng -the- gioi-1

Nguồn gốc Café Moka

Người ta cho rằng nguồn gốc của café Moka là từ thành phố cảng Al-Makha ( hay còn gọi là Moka –Mocha) thuộcYemen. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Al – Makha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, xuất khẩu các loại café và gia vị tới Châu Âu. Bởi Yemen là nước đầu tiên trồng và xuất khẩu café tới Châu Âu nên cái tên Moka được hình thành từ đó.

Món đồ uống Mocha Java

Bạn cần phân biệt rõ từ Mocha và Java, Moka khi order café. Nếu bạn order Java/ Moka nghĩa là bạn đang oder café, nếu bạn order café Mocha thì có nghĩa là bạn đang oder món đồ uống gồm có thành phần là Chocolate, Café và sữa. Món đồ uống này còn có tên gọi khác là Mocaccino (Mo-ka-chi-no), một dạng biến thể của món café Latte.

Đặc điểm hình dáng hương vị café Moka

Thực tế, không nhiều người trong chúng ta có cơ hội được nhìn thấy và thưởng thức Cafe Moka nguyên chất dù trên thế giới đang tiêu thụ tới 80% hạt Café Arabica, Moka. Chính vì vậy mà dù có nghe nhiều lời quảng cáo đến đâu thì bạn cũng cần xem xét mức độ tin tưởng.  Phần lớn những người biết café Moka là qua lời kể và những bài viết chứ thực sự thưởng thức lại chẳng được mấy ai. Chính vì vậy thật khó để có mô tả chính xác về nhận diện cũng như hương vị loại café này. Người ta chỉ mô tả nó đơn giản bằng cụm từ đặc biệt, vị hơi chua thanh thoát, hậu vị ngây ngất.

Cafe- moka- Đa- Lat -noi -tieng -the- gioi

Khu vực trồng Café Moka tại Việt Nam

Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt Nam vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm Viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như chính trên quê hương của hạt Mocha.

Chưa nói đến hạt cà phê Moka mỗi vùng trên thế giới có thể to nhỏ, tròn méo, nhiều ít khác nhau, chỉ nói riêng tại Việt Nam thôi, thì loại cà phê này hiện còn rất ít tại Đà Lạt, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì năng suất của cây Moka rất thấp, sức chống chọi với sâu bệnh kém, cành lá thì xác xơ so với loại Catimor cũng là một chủng thuộc Arabica, nhưng to khỏe cho trái nhiều. Vì thế mà người ta loại bỏ dần loại cây Moka bởi khi mà không ai trả tiền thêm cho sự tinh túy thì dĩ nhiên phải “quý hồ đa, bất quý hồ tinh” vậy.

Nhiều du khách đến Đà Lạt cũng quyết tìm mua loại cà phê nổi tiếng này, nhiều người bán luôn quả quyết loại của mình đang bán đây mới chính là Moka, cũng vì sự khẳng định loạn xạ này mà oan uổng cho hạt cà phê nổi tiếng, nay đã bị tai tiếng bởi cách nói khởi nguồn từ MOCHA được chúng ta phát âm thành MOKA và rồi nay nói lái mỉa mai thành MACO.

Một số người trồng tại Đà Lạt ngày nay đã có ý thức hơn về sự bảo tồn giống cổ, họ vẫn giữ gìn và để xen cho cây Moka phát triển cùng với giống Catimor, tuy không phải tất cả đều được trả công xứng đáng cho một loài cây có năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh này.

Với độ cao bình quân trong khoảng 1500-1600m trên mặt biển, lại nằm trong dãy vĩ độ thích hợp nhất là những điều kiện tối cần và là nơi cư ngụ lý tưởng để những cây Moka phát triển, cho ra những hạt có chất lượng thơm ngon không thua kém bất kỳ một loại cà phê có chất lượng cao nào trên thế giới.

Vào khoảng đầu năm 2000, một Công ty Nhật đã lập một dự án đầu tư cho người Nông dân để thuyết phục họ giữ lại giống cây này để cho Công ty sẽ bao tiêu độc quyền tất cả, tuy nhiên sau đó vì nhiều vấn đề mà dự án này đã không thực hiện được, xem ra cũng không dễ gì để gìn giữ của hiếm mà lịch sử và thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

(Tổng hợp – sưu tầm)